Hàng nghìn cơ hội du học Đài Loan miễn phí ngành chip, bán dẫn cho người Việt
Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong thập kỷ qua dù không mở mới thêm nhà băng nào. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2024 đã đạt hơn 21,4 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 839 tỉ USD. Trong vòng 10 năm qua, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng hơn 3 lần, đặc biệt có những ngân hàng tư nhân tăng trưởng 5-6 lần như Techcombank, VPBank…Theo The AsianBanker, năm 2024, có 7 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngoài nhóm ngân hàng có vốn chi phối bởi Nhà nước, 2 ngân hàng tư nhân vào top cũng là Techcombank (thứ hạng 468) và VPBank (thứ hạng 481). Nhiều ngân hàng Việt cũng đã nhen nhóm tham vọng vươn ra biển lớn, vào top đầu khu vực, thế giới. Chẳng hạn như Vietcombank đề ra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Techcombank đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỉ USD, nằm trong Top 10 ngân hàng tại Đông Nam Á. Trong khi đó, VPBank xác định chiến lược phát triển 5 năm (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, chưa có ngân hàng Việt nào vào Top 10 trong bảng xếp hạng tổng tài sản, lợi nhuận và còn cách vị trí khá xa so với các ngân hàng Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dù điểm đáng mừng là tỷ lệ sinh lời như ROA, ROE của nhiều ngân hàng Việt thuộc nhóm cao vượt trội. Trở lại với bảng xếp hạng của The Asian Banker, những ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như DBS (Singapore), UOB (Singapore), CIMB Group (Malaysia), Maybank (Malaysia)… Điểm chung của họ là sự hiện diện rộng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm trên toàn cầu, đặc biệt nhiều ngân hàng đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái, hợp tác phát triển với các doanh nghiệp lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Việt đã có sự trở mình ấn tượng trong thập kỷ qua nhờ vào việc tập trung mảng "ngân hàng thương mại", đặc biệt là hoạt động cho vay. Các sản phẩm tín dụng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, đến vay sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Mô hình này giúp các ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng và duy trì nguồn thu ổn định từ lãi suất. Tuy nhiên trong tương lai, khi hướng đến quy mô lớn hơn, đặc biệt là xứng tầm khu vực và thế giới thì mô hình kinh doanh của các ngân hàng Việt phải có sự thay đổi. Đó có thể là đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy mảng "ngân hàng đầu tư", phát triển mô hình hệ sinh thái có sự hợp tác hiệu quả với những tập đoàn lớn khác. Mảng "ngân hàng đầu tư" có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng là cơ hội cho các ngân hàng Việt trong kỷ nguyên mới với các dịch vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), quản lý gia sản, tư vấn trái phiếu, bảo hiểm…Ví dụ, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MBS) của ngân hàng MB hay công ty quản lý quỹ Techcom (TCC) của ngân hàng Techcombank đều được biết đến là những công ty quản lý gia sản đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng "mẹ". Techcom Capital hiện đang quản lý 10 quỹ đầu tư đa dạng, tính đến ngày 31.10.2024, tổng giá trị tài sản quản lý của Techcom Capital đạt hơn 14.000 tỉ đồng. Ngay cả với hoạt động cho vay, các ngân hàng cũng có thể chuyển đổi mô hình, khai phá những ý tưởng kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Chẳng hạn với cho vay bất động sản, việc hợp tác với các công ty BĐS uy tín để cung cấp giải pháp vay mua nhà tích hợp, đồng thời hỗ trợ khách hàng tìm kiếm BĐS phù hợp. Tương tự cũng có thể áp dụng với các sản phẩm cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Có thể thấy ở mô hình hợp tác giữa Techcombank với Masterise và One Mount, khách hàng mua nhà tại các dự án của Masterise sẽ được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói kèm nhiều ưu đãi từ Techcombank, bao gồm vay lãi suất thấp, đóng phí bảo hiểm tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác từ khi mua nhà cho đến lúc ở, sinh hoạt hằng ngày. Cùng với One Mount, việc kết hợp công nghệ số và dữ liệu để tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào một nền tảng duy nhất OneHousing đã giúp trải nghiệm giao dịch bất động sản trở nên nhanh chóng, thuận tiện.Trên thực tế, các ngân hàng top đầu khu vực, hoặc trên toàn cầu hiện nay đều có dáng dấp tập đoàn tài chính với mô hình hệ sinh thái. Ví dụ gần gũi có thể kể đến DBS - một trong những ngân hàng đi đầu tại châu Á trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. DBS hợp tác với các công ty bất động sản lớn như PropNex và ERA Singapore để cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng mua nhà. Trong lĩnh vực tiêu dùng, DBS hợp tác với Shopify để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Trong mảng "ngân hàng đầu tư", hoạt động quản lý tài sản, DBS Wealth Management quản lý tới hơn 275 tỉ USD (năm 2023) tài sản khách hàng, với các dịch vụ đẳng cấp cho phân khúc giàu có. Tại Việt Nam, mô hình hệ sinh thái cũng đã hiện diện với những tên tuổi dẫn dắt như Vingroup, Techcombank, Sovico, Viettel, Doji, Thế giới di động…Những hệ sinh thái này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng ở Việt Nam - ngành được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Chưa bao giờ người dùng có yêu cầu về trải nghiệm liền mạch trên hàng loạt dịch vụ tài chính và phi tài chính như hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, các ngân hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí như trước, trong khi khách hàng sẽ được hưởng lợi rõ rệt về giá cả nhờ sự hợp tác của các bên cung cấp. Đối với ngân hàng, mô hình này mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thị trường nhanh hơn nhiều so với tự mình phát triển tất cả các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Và hơn hết, sự tích hợp dữ liệu khách hàng trong hệ sinh thái cũng giúp ngân hàng hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm, nâng cao lòng trung thành và cá nhân hóa sản phẩm.Chiến sự Ukraine ngày 784: Vụ tập kích gây tổn thất nặng giữa 'cơn khát' vũ khí
Bên dưới yên ghế là cốp xe có phần không gian khá hạn chế với thể tích 17 lít, do gần một nửa không gian đã nhường chỗ cho bộ pin kép đi kèm của Vento. Người dùng có thể chứa được một nón bảo hiểm cùng một số vật dụng cá nhân. Bên trong đồng thời bố trí cổng cắm sạc và có khe hở để luồn dây ra ngoài, nếu đóng cốp.
‘Chân gỗ’ đắt giá của Chelsea chính thức gia nhập RB Leipzig
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.
Những ứng dụng AI gia tăng hiệu quả làm việc
DƯỠNG NGUYỄN